Bản tin dịch COVID-19 trong 24h: Việt Nam 45 ngày không lây nhiễm trong cộng đồng, thế giới dịch bệnh phức tạp

18/10/2020 09:59

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết, đến nay đã 46 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng. Hiện hơn 13.500 người đang cách ly- theo dõi sức khoẻ phòng chống dịch. Trên thế giới, dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh trong ngày hôm qua

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.

Tính đến 9h00 ngày 18/10/2020, theo thống kê của worldometers.info:

*Thế giới: 39.944.035 người mắc; 1.114.546 người tử vong.

215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 165 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 7/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.

* Việt Nam: 1126 ca mắc COVID-19

Trong đó:

- Số ca điều trị khỏi: 1031 ca.

- Số ca tử vong: 35 ca

Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng

Số TH đang được cách ly tập trung

Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế

435

691

12.328

1.187


1. Tính đến 9h ngày 18/10: Việt Nam có tổng cộng 435 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

+ Từ 18h ngày 17/10 – 6h sáng 18/10: ghi nhận 0 ca mắc mới.

2. Số ca bình phục trong 24h qua: 0 ca.

3. Số ca tử vong tới nay: 35 ca

4. Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2:  7 ca.

- Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 4 ca.

-Số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2: 12 ca

5. Số người cách ly: 13.515 người

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 162 người

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.166 người

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.187 người

6. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 435 ca

7. Số ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay:  551 ca

8. Nhận xét:

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận hơn 39,9 triệu trường hợp mắc, hơn 1,1 triệu trường hợp tử vong do Covid-19  tại 216 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số trường hợp mắc và tử vong; tiếp theo là Ấn Độ và Brazil. Tại Ấn Độ, dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành phố lớn như trung tâm tài chính Mumbai và thủ đô New Delhi mà đã lây lan đến các vùng nông thôn, nơi hệ thống chăm sóc sức khỏe còn nhiều yếu kém. Giới chuyên gia cảnh báo nhiều bang có khả năng chuẩn bị hứng đợt bùng phát mới, đặc biệt là xu hướng đáng báo động tại vùng đông bắc đất nước. Tuần trước, số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày của Mỹ là hơn 46.000, tăng 12% so với tuần trước đó. Số ca nhập viện cũng trên đà tăng. Những ca nhiễm ở độ tuổi thanh niên được cho là là nguyên nhân dẫn tới các điểm nóng Covid-19 mới.

Nga ghi nhận thêm 279 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 24.002, trong khi số ca nhiễm tăng 14.922, lên 1.384.235. Giống như nhiều quốc gia ở châu Âu, Nga đang chứng kiến ca nhiễm tăng khi thời tiết lạnh trở lại.

Điện Kremlin cho biết họ lo ngại về ca nhiễm tăng nhưng nhấn mạnh tình hình trong tầm kiểm soát. Moskva yêu cầu doanh nghiệp cho ít nhất 30% nhân viên làm việc từ xa và cho học sinh trung học học trực tuyến.

Anh ghi nhận 705.428 ca nhiễm và 43.579 ca tử vong, tăng lần lượt 16.171 và 150 trường hợp. Đây là nước ghi nhận số người chết vì nCoV nhiều nhất châu Âu. Hàng triệu người ở Anh đang phải đối mặt với những hạn chế chặt chẽ hơn.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 12/10 yêu cầu đóng cửa các quán rượu ở thành phố Liverpool như một phần của chiến lược ứng phó đại dịch mới. Ông cho biết những doanh nghiệp buộc phải đóng cửa sẽ được chính phủ hỗ trợ. Ngày 16/10, thêm nhiều khu vực ở tây bắc Anh được đặt trong tình trạng cảnh báo cao nhất. Trong khi đó, phe đối lập cho rằng chính phủ đã "mất kiểm soát" Covid-19 do phớt lờ lời khuyên của giới chuyên gia.

Đức cho biết ca nhiễm hàng ngày ở nước này đạt mức cao chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đại dịch. Đức hiện ghi nhận 361.733 ca nhiễm và 9.853 ca tử vong, tăng lần lượt 4.941 và 17.

Khi Covid -19 lần đầu tấn công châu Âu đầu năm nay, Đức được ghi nhận là đã thực hiện các biện pháp sớm và có mục tiêu giúp ngăn chặn virus tốt hơn nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, khi làn sóng thứ hai tấn công nền kinh tế lớn nhất châu Âu, các vết nứt trong thể chế liên bang đang bắt đầu lộ ra.

Châu Âu lại đối mặt với đợt bùng phát dịch mới khi số ca bệnh tăng mạnh trở lại ở các nước thành viên. Với số ca mắc mới tăng vọt mấy ngày gần đây, nguy cơ tâm dịch quay lại châu Âu đang ngày càng rõ.

Tại Cộng hòa Séc có ngày đã báo cáo đến gần 10.000 trường hợp nhiễm mới, mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, càng làm gia tăng tình trạng quá tải cho hệ thống y tế quốc gia này.

Trong khi đó tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đã thông báo áp đặt giờ giới nghiêm từ 21 giờ hôm trước tới 6 giờ sáng hôm sau tại Paris và 8 khu vực, thành phố lớn kể từ 0 giờ ngày 17/10, kéo dài ít nhất 4 tuần nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh.

Khu vực Châu Á, đứng thứ 2 sau Ấn Độ về số trường hợp mắc là Iran, tiếp theo là Iraq. Tại khu vực ASEAN, Indonesia đã vượt qua Philippines trở thành là quốc gia dẫn đầu khu vực về tổng số trường hợp mắc và số bệnh nhân tử vong do đại dịch. Vị trị tiếp theo là Philippines và Singapore.

Tại Việt Nam, tính đến 9h ngày 18/10: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca  tại 15 tỉnh, thành phố gồm: Đà Nẵng (389), Quảng Nam (96), Hải Dương (16), Hà Nội (11), TP. Hồ Chí Minh (08), Quảng Trị (07), Bắc Giang (06), Quảng Ngãi (05), Lạng Sơn (04), Đắk Lắk (03), Đồng Nai (02), Thái Bình (01), Hà Nam (01), Thanh Hóa (01) và Khánh Hòa (01). Đến nay, các ổ dịch đã được kiểm soát ở tất cả các địa phương ghi nhận ca bệnh.

Đến hôm nay Việt Nam đã bước sang ngày thứ 46 không ghi nhận ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng.Riêng tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã 61 ngày, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng.Tại TP Hồ Chí Minh, đến nay, đã 78 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.031 bệnh nhân/1.124 bệnh nhân COVID-19.

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 7 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 4 ca, số ca âm tính lần 3 là 12 ca. Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Thu Trang
Nguồn Bộ y tế
Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục