Vài lời chân tình gửi tới anh - Đại tá, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Chí Cường - Hãy cứ sống và cống hiến như thế

05/01/2021 09:25

Kính gửi anh Cường! Xin được gọi Bác sĩ là anh một lần, ân nhân của cả đại gia đình chúng tôi!. Có thể trong hàng ngàn bệnh nhân chưa chắc anh đã nhớ, nhưng chúng tôi thì không bao giờ quên được vị thầy thuốc giỏi giang, hiền từ đã giúp gia đình chúng tôi thoát khỏi nỗi ám ảnh của căn bệnh teo não.

“Bóng đêm” ập đến với đại gia đình có cả ông và cháu bị teo não

Cách đây hơn một năm, gia đình chúng tôi khi ấy được hàng xóm hết mực nể trọng vì tứ đại đồng đường chung sống hoà thuận với nhau. Nhưng rồi bỗng dưng lúc ấy bao trùm một bầu không khí nặng nề bởi có tận hai người mắc bệnh lý về thần kinh. Một người là ba tôi gần 80 tuổi, còn một người lại chính là con trai tôi chỉ mới ngoài 30. Ba đã già nên mắc bệnh teo não còn dễ hiểu, nhưng con tôi đang ở độ tuổi phong độ trẻ khoẻ cũng mắc phải chứng bệnh này, một sự thật khó chấp nhận với bất cứ ai. Cháu phát bệnh do quá áp lực với công việc, cuộc sống.

Ba tôi là thương binh nặng, trái gió trở trời hay bệnh, đặc biệt là đau nhức đầu nhưng nói chung được chăm  sóc tốt nên sức khoẻ vẫn ổn định, sắc mặt hồng hào. Song mấy năm trở lại đây, ông hay lẩn thẩn một mình kể chuyện chiến trường năm xưa. Có khi không cần biết có ai đang nghe không thì ông vẫn kể. Rồi ông hay quên, quên ăn rồi lại nói chưa ăn, đi vệ sinh không tự chủ. Có lúc cứ nhìn chăm chú vào di ảnh của mẹ tôi cả buổi và nói gì không ai hiểu. Biểu hiện ban đầu còn nhẹ, sau tăng lên dần. Bác sĩ cho biết, ngoài các bệnh lý như xương khớp, tiền liệt tuyến ra thì kết quả chụp chiếu não cho thấy rõ ông bị bệnh teo não. Các tế bào thần kinh thoái hoá nhanh khiến sự minh mẫn giảm, nhiều vấn đề trong sinh hoạt khó tự chủ.

Dù biết sinh lão bệnh tử ai cũng đến lúc như vậy nhưng thương ba quá. Đã xác định bệnh không thể chữa khỏi nhưng chỉ mong có cải thiện để những năm tháng cuối đời của ba được thoải mái hơn, bình yên hơn thôi. Thế mà cái mong mỏi ấy cũng khó lắm. Thuốc men điều trị dù được loại tốt, bác sĩ cũng rất tận tâm, mà bệnh của ba vẫn vậy, hầu như không có tiến triển. Uống nhiều thuốc quá lại ảnh hưởng đến gan và thận, khổ cho ông.

Cả nhà thay phiên nhau chăm sóc ba chu đáo, nhưng do đau ốm triền miên khó chịu trong người nên ba có phần trái tính, “khó chiều”. Người ta bảo đời người sống hai lần trẻ con quả không sai. Bệnh teo não khiến cho não bộ của người già trở về tương đương với một đứa trẻ 7 tuổi.

Bệnh tình của ba chưa giảm thì tôi lại nghe một tin động trời. Đó là con trai cả của tôi năm nay mới 32 tuổi cũng mắc bệnh teo não. Chúng tôi chỉ tình cờ biết được vào một hôm thấy tiếng nó thét lớn trong phòng rồi tự đập đầu vào tường chảy máu đến gần ngất đi.

Lúc này, Thảo - con dâu tôi mới nói trong nước mắt: “Vừa qua mọi người đều lo cho ông nội nên con không dám thưa chuyện. Anh Trung có dấu hiệu bất thường một thời gian rồi ạ, từ khi việc kinh doanh thua lỗ, phải bán công ty nhưng dấu không muốn cho mọi người lo lắng. Hàng ngày vẫn thấy anh đi làm nhưng là đi làm thuê chứ không phải làm chủ nữa. Công việc ở chỗ làm mới cũng không được suôn sẻ, anh nghỉ việc và cứ lang thang suốt ngày bên ngoài hòng tìm mối làm ăn kinh doanh mới nhưng khó, lúc về thì tinh thần uể oải, tự nhốt mình trong phòng, cáu gắt nóng giận vô cớ với vợ con. Con nói mãi anh mới đồng ý đi khám. Bác sĩ kết luận trầm cảm do stress thời gian dài, thực ra đó cũng là biểu hiện giai đoạn sớm của bệnh teo não. Hiện tại anh ấy đang uống một số thuốc bổ thần kinh và vitamin được gần  tháng nay rồi ạ nhưng như bà mẹ đã thấy, tình trạng chưa có biến chuyển. Con xin lỗi vì không báo sớm với cả nhà…

Tôi như thấy mình vô tâm với con, tại sao ở cùng một mái nhà mà bấy lâu nay tôi không nhận ra. Nghĩ lại đúng là suốt mấy tháng nay tôi ít để ý đến con, ít khi tâm sự hỏi han cứ cho rằng chúng nó bận rộn công việc và còn ở trong độ tuổi sung sức, trẻ khoẻ không cần lo lắng.

Chữa teo não - Hành trình khó khăn và mệt mỏi cho cả người bệnh lẫn người thân

Sau phút choáng váng với tin “sét đánh bên tai”, vợ tôi quá thương con mà khóc hết nước mắt. Còn tôi, khi ấy tự nhủ bản thân cần mạnh mẽ để gánh vác đại gia đình.

Tôi hỏi con dâu thật kỹ bệnh tình của Trung, hai bố con thống nhất phải làm mọi cách chữa bệnh cho nó dù bất kỳ bằng cách nào và tốn kém đến mấy. Song song điều trị theo phương pháp của bệnh viện, chúng tôi tìm hỏi khắp nơi về căn bệnh thần kinh này, xem có cách gì, thuốc gì tốt không.

Tôi quyết định nghỉ hưu sớm nửa năm để ở nhà. Chúng tôi thuê thêm cả một chị giúp việc để lo phụ lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa để hai vợ chồng tập trung chăm sóc ba và con trai tôi.

Bệnh của ba thì vẫn vậy, trí nhớ suy giảm dần, có lúc còn không nhận ra con cháu, không tự cài được khuy áo vì chân tay lóng ngóng, run run. Thuốc vẫn uống đều kết hợp cùng lúc nhiều loại.

Còn con trai tôi thực chất ai chỉ tiếp xúc ngắn thì không nhận ra bệnh, vẫn thấy cháu rất bình thường. Chỉ có quan sát hàng ngày và theo dõi mới thấy nhiều điểm bất thường. Nhiều lúc con ngồi trầm lặng một chỗ không nói gì cả tiếng đồng hồ, ôm đầu kêu đau nhức không thể chịu được. Nhiều lúc con lại nói cười nhiều và rất hay nói những câu như: “Con bệnh gì đâu, sao mọi người cứ làm quá lên làm gì!”, “con là người bị hại, con bị chúng nó (đối tác làm ăn) lừa, chúng nó cố tình gài bẫy con…”. Có lúc lại ảo tưởng: “Con phải đến công ty ngay, nhân viên đang chờ con để họp gấp”. Nói phải tội, chứ ai mà không hiểu chuyện thì tưởng con tôi lúc đó bị “ngáo đá”, thương ứa nước mắt. Từ một ông chủ công ty đang làm ăn phát đạt với hơn 100 nhân viên, giờ sao đến nông nỗi này cơ chứ. Mà thuốc men, thêm đủ loại tẩm bổ thần kinh nhưng chắc không hợp.

Vợ tôi và con dâu cũng lộ rõ mệt mỏi. Vợ chồng tôi thương con dâu như con gái. Cháu bận việc cơ quan, chăm hai đứa nhỏ, giờ thêm gánh nặng bệnh của chồng, đôi mắt con nó thâm quầng, người gầy rộc đi thấy rõ. Áp lực quá lớn!

Rồi chúng tôi gặp được anh, Đại tá, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Chí Cường, người giúp ba và con tôi thoát khỏi nỗi ám ảnh teo não

Con trai tôi phát bệnh nửa năm và theo thuốc mấy nơi ít có tiến triển, tình cờ vợ chồng tôi xem được chương trình tư vấn sức khỏe chủ đề điều trị teo não bằng y học cổ truyền trên tivi. Vị chuyên gia chính là Đại tá, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Chí Cường, nguyên Phó khoa y học cổ truyền Bệnh viện Quân y 103, Giảng viên cao cấp, người có nhiều đề tài nghiên cứu y khoa cấp nhà nước.

Chúng tôi chăm chú nghe bác sĩ tư vấn phương pháp trị bệnh teo não, suy giảm trí nhớ theo y học cổ truyền và nhận thấy đây thực sự là “con đường sáng” cho ba và con chúng tôi.

Ngay sau chương trình tôi lập tức tìm hiểu thêm về bác sĩ Đoàn Chí Cường, nơi anh công tác và bài thuốc chữa teo não Phục não khang của anh rồi gọi ngay số điện thoại đặt lịch hẹn khám với bác sĩ. Cơ hội đến cần phải nắm bắt ngay và đúng một tuần sau thì gia đình chúng tôi đưa hai ông cháu đến khám theo lịch hẹn.

Bác sĩ Cường chừng độ tuổi 60, ánh mắt còn sáng và toát lên vẻ cương nghị. Khi chúng tôi trao đổi về tình trạng bệnh của 2 ông cháu, tôi cảm nhận được bác sĩ lắng nghe bằng cả sự chân thành và xem rất chi tiết các kết quả chụp chiếu, tiền sử dùng thuốc của người bệnh rồi hỏi lại chúng tôi rất kỹ những thông tin liên quan.

Theo bác sĩ, cùng là một nhóm bệnh về teo não nhưng mức độ của hai ông cháu hoàn toàn khác nhau do đó phác đồ điều trị cũng rất khác. Mỗi người sẽ được kê đơn thuốc khác nhau,  gồm Phục não khang và kết hợp với một, hai loại khác để bổ trợ.. Anh cũng nhấn mạnh vai trò của người chăm sóc là rất quan trọng, góp phần không nhỏ giúp người bệnh có những biến chuyển tích cực.

Điều đặc biệt, là anh trao đổi riêng với con trai tôi không như những người bệnh thông thường. Sau này tôi mới biết là theo bác sĩ, mức độ bệnh teo não của con tôi chưa quá nặng, khả năng bình phục hoàn toàn rất cao, nhưng lại liên quan đến vấn đề tâm lý. Vậy nên lúc chữa trị, bác sĩ hãy như người bạn chứ không phải thầy thuốc đơn thuần, và người nhà càng nên đối xử bình thường sẽ tốt hơn là nhìn họ như những “con bệnh”.

Được bác sĩ Cường thăm khám và chữa trị đúng là điều may mắn. Uống thuốc của anh theo đúng chỉ dẫn, ba tôi thấy khoẻ trong người, ngủ được tốt hơn nên tinh thần được cải thiện. Ông dần minh mẫn trở lại, ít nhầm tên con cháu, đi vệ sinh theo nhu cầu (trước khi có nhiều lần ba vừa vào vệ sinh xong, 2 - 3 phút sau lại vào tiếp vì không nhớ đã “đi” hay chưa), thi thoảng con bảo con cháu dẫn ra ngoài đi dạo, gặp gỡ mấy ông bạn hàng xóm hàn huyên, đánh cờ, tâm trạng vui vẻ. Ai cũng nhận ra ông rất khác, theo chiều hướng tích cực. Quá trình để được như vậy mất gần 4 tháng.

Về con trai tôi, tốc độ hồi phục của con còn nhanh hơn kỳ vọng. Nó uống thuốc  liên tiếp 3 tháng, kết hợp với phương pháp thiền để học cách tĩnh tâm, cùng với đó là tình cảm, sự động viên nhẹ nhàng từ phía gia đình cháu đã gần như khỏi hoàn toàn. Tinh thần ổn định, bình tâm chấp nhận sự thật, chấp nhận làm lại sự nghiệp từ con số không. Tư tưởng thanh thản thì những cơn đau đầu cũng biến mất, không còn những lúc  hay nói nhảm một mình, không còn ý định dại dột…

Đại gia đình chúng tôi - tứ đại đồng đường lại quay trở về những ngày như xưa, bình an, vui vẻ và tràn ngập tiếng cười. Có hạnh phúc nào hơn thế.

Trong quá trình điều trị, do không quá xa nơi bác sĩ làm việc (Phòng khám Chuyên khoa Y học cổ truyền Tuệ Khang Đường) nên tháng nào hai ông cháu cũng đến thăm khám theo lịch hẹn và được điều chỉnh thuốc theo tiến độ cải thiện thực tế. Phải nói là bác sĩ Đoàn Chí Cường thực sự giỏi chuyên môn, dày kinh nghiệm và đúng người thầy thuốc có tâm, tôn trọng người bệnh.

Lần nào anh cũng khám, trao đổi trò chuyện với bệnh nhân và người nhà kỹ lưỡng. Không phải mỗi nhà tôi được ưu ái mà với các bệnh nhân khác đều được anh đối xử như vậy. Anh thà nhận khám ít nhưng kỹ và chất lượng còn hơn là nhận nhiều bệnh nhân mà sơ sài, hiệu quả không cao. Đó là nhận định chung của không chỉ riêng tôi.

Được biết, Đại tá, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Chí Cường ngoài việc khám chữa bệnh trực tiếp, dù bận rộn ông vẫn tham gia nghiên cứu y học và trực tiếp bào chế thuốc chữa bệnh. Có lẽ đó là lý do phương pháp điều trị của anh hiệu quả, bài thuốc của anh bệnh nhân uống vào “ngấm” nhanh, khỏi nhanh đến thế.

Chúng tôi ngỏ lời tặng anh món quà nhỏ như lời cảm ơn sâu sắc đến bác sĩ nhưng anh từ chối. Anh bảo đó là trách nhiệm của người thầy thuốc, bệnh nhân khoẻ mạnh trở lại đó là món quà quý nhất rồi.

Con trai tôi bảo: “Con biết bác Cường rất hay làm từ thiện khám chữa bệnh và giúp đỡ bà con vùng cao.. Lần tới đoàn của bác đi, gia đình chúng ta cùng góp sức nhé ba.” Tôi thấy đó là ý rất hay.

Đại tá, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Chí Cường ơi, đại gia đình tôi biết ơn anh lắm, và chắc chắn cả hàng nghìn gia đình khác cũng thấy mang ơn vì những gì anh đã làm. Xin chúc anh sức khoẻ để sống và cống hiến cho nền y học nước nhà, để thêm thật nhiều bệnh nhân được anh cứu chữa nhé.

Kính thư!

Chu Đình Thêm (Ba Đình, Hà Nội)

Trần Hải
Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục