Kỹ thuật trồng lan Thanh Đạm

12/11/2020 09:35

Lan Thanh Đạm là chủng loại thường xanh tự nhiên, thuộc loại biểu sinh, có rất nhiều tại Ấn Độ, trung Quốc và hầu hết các đất nước Malaysia. Những cây nào ở trên dãy Himalaya thì cần được trồng trong nhà mát và được coi như cây kiểng lý tưởng. Loại từ Malaysia thì thường tăng trưởng mạnh hơn lại thích hợp với nhiệt độ hơi cao hơn. Còn có một số lớn chủng loại được trồng cũng như lai giống, một số đã được thực hiện cách đây nhiều năm nhưng vẫn còn được hâm mộ.

Màu chính của Lan Thanh Đạm là màu trắng tuyền điểm màu môi như tô thêm sắc, hoa thường có mùi thơm dịu dàng, Cũng có lúc màu nâu hung và lục. Cây nhiều cỡ, có thân giả màu lục, mập và bóng khi còn non, khi già thì nhăn nheo. Cây lan Thanh đạm nào cũng có lá hẹp hình trái xoan và cọng hoa từ những chồi non đang nhú ra. Cọng hoa có thể rất ngắn và chỉ nở một đóa hay cọng dài rủ xuống mang một chùm đến cả 12 đóa.

Lan Thanh đạm nở hoa vào cuối mùa đông và mùa xuân.

Cùng tham khảo Kỹ thuật trồng lan Thanh đạm mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Nhiệt độ

Mùa hè, ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm vào khoảng 62°F hay 17°C với sự cách biệt giữa ngày và đêm từ 10-14°F hay 6-8°C

Mùa đông ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm 53-55°F hay 12-13°C với sự cách biệt từ 23-25°F hay 13-14°C.

Ánh sáng: Từ 1500-2000 ánh nến (fc) tức là phải để ở chỗ rợp mát từ mùa xuân cho đến mùa thu. Tại môi trường thiên nhiên, mùa đông là mùa cây lan có nhiều ánh nắng hơn, bởi vì các cây cối chung quanh đã bị rụng lá.

Độ ẩm: Mùa hè lan cần độ ẩm thật cao từ 70-80%, mùa đông có thể hạ xuống 40-50%

Thoáng gió: Lan cần phải thật thoáng gió nếu không sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

Kỹ thuật trồng lan thanh đạm

Ảnh minh họa nguồn internet


Tưới nước

Tại Việt Nam, suốt mùa mưa từ tháng 4-6 cây lan lúc nào cũng ướt đẫm và lại rất khô vào mùa đông. Theo quy luật chung, tưới nhiều khi cây non mọc và bớt tưới vào mùa thu khi cây đã ngưng tăng trưởng. Mùa đông chỉ tưới sơ qua hoặc phun nước vào buổi sáng. Khi thấy củ bị nhăn nheo hay lá bị héo, đó là dấu hiệu của sự thiếu nước và thiếu độ ẩm. Trái lại nếu củ lúc nào cũng mập tròn sẽ không ra hoa.

Đừng bao giờ để lan bị khô rễ vào mùa hè và mùa xuân bắt đầu tưới trở lai khi thấy mọc rễ mới hay ra mầm non.

Bón phân: Bón phân 30-10-10 với dung lượng ¼-½ thìa cà phê cho 4 lít nước và đổi sang 10-30-20 khi bắt đầu mùa thu, hay có thể dùng phân 15-15-15 quanh năm với liều lượng như trên. Lan không ưa bị đọng muối trong chậu, cho nên mỗi tháng cần xả nước một lần cho sạch, tức là tưới như thường lệ và 1-2 giờ sau tưới thêm một lần nữa, rồi mới bón phân. Khi cây mọc mạnh bón mỗi tuần một lần, khi cây ngưng tăng trưởng bón mỗi tháng một lần.

Vật liệu trồng: Các nhà vườn, thường trồng lan Thanh Đạm và nhiều giống lan khác với rêu (sphagnum moss) để bớt phải tưới nước.

Loai rêu này chóng mục nên phải thay chậu tối thiểu 2 năm một lần. Nên nhớ: Thanh Đạm không ưa bị đụng chạm đến bộ rễ và chỉ nên thay chậu khi rễ bắt đầu mọc. Nhiều người trồng rất thành công với vật liệu như sau:

70% rễ cây dương sỉ (tree fern)
10% than vụn
10% đá bọt (perlite)
10% rêu vụn (sphagnum moss)

Hà Vy
Nguồn Sưu tầm/Tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết "Kỹ thuật trồng lan Thanh Đạm" tại chuyên mục Hoa Lan.

Đọc thêm những thông tin liên quan trên https://suckhoevasacdep.com.vn/

 

Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục