Tìm hiểu về cách điều trị bệnh block nhĩ thất và block tim

02/03/2022 17:37

Block nhĩ thất và block tim là bệnh tác động lên hệ thống tim mạch. Cùng tìm hiểu cách điều trị bệnh block nhĩ thất và block tim nhé!

 

Block nhĩ thất và block tim là hai căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống tim mạch và có thể lành tính hay nguy hiểm tùy thuộc vào mức độ bệnh. Dưới đây là cách điều trị bệnh block nhĩ thất và block tim.

Block nhĩ thất và block tim đều có khả năng gây nguy hiểm

1. Điều trị bệnh block nhĩ thất như thế nào?

Block nhĩ thất là tình trạng tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn xung động dẫn truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra block nhĩ thất và cách điều trị ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu!

1.1. Nguyên nhân gây ra block nhĩ thất: 

 Block nhĩ thất độ 3

Có 3 loại block nhĩ thất gồm block nhĩ thất độ 1, 2 và 3. Và mỗi loại block nhĩ thất lại được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau: 

Block nhĩ thất độ 1:

- Người bị nhồi máu cơ tim thành dưới. 

- Bệnh nhân bị viêm cơ tim. 

- Ảnh hưởng của thuốc chẹn calci, beta hay amiodarone digoxin. 

- Người có tiền sử sửa hay phẫu thuật van 2 lá. 

- Người tập thể thao. 

Block nhĩ thất độ 2:

- Lượng kali trong máu tăng.

- Người bị nhồi máu cơ tim thành dưới. 

- Ảnh hưởng của thuốc chẹn calci, beta hay amiodarone digoxin.

- Người bị viêm cơ tim hoặc mắc Lyme. 

- Người mắc một số bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, xơ cứng toàn thân,...

- Người có tiền sử sửa van 2 lá. 

- Người bị xơ hóa vô căn của hệ thống dẫn truyền bệnh Lenegre hoặc người mắc Lev.

Block nhĩ thất độ 3:

- Một số nguyên nhân như block nhĩ thất độ 2. 

- Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh Lev hoặc Lenegre. 

1.2. Cách điều trị bệnh block nhĩ thất: 

- Sử dụng thuốc: Sau khi có kết quả xét nghiệm và những chẩn đoán chính xác thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng mức độ bệnh. 

Sử dụng bổ sung thảo dược Khổ sâm để giúp ổn định dẫn truyền điện tim: Thảo dược Khổ sâm chứa matrine và oxymatrine giúp ổn định tính dẫn truyền tim và cân bằng nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim. 

- Đặt máy tạo nhịp tim tạm thời hoặc vĩnh viễn: Block nhĩ thất độ 3 là dạng block nghiêm trọng nhất nên cần máy tạo nhịp tim để can thiệp vào quá trình bơm máu của tim. 

- Sống lành mạnh và ăn uống khoa học: Đây là phương pháp đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nên cần được lưu ý và điều chỉnh. 

2. Cách điều trị bệnh block tim đúng cách: 

 Nếu block nhánh đi kèm triệu chứng sẽ gây nguy hiểm

Block tim là một trong những dạng rối loạn nhịp tim khá phổ biến và gây tình trạng tim đập không đều hoặc chậm hơn bình thường do dẫn truyền xung động qua nút nhĩ-thất bị tắc nghẽn 1 phần hoặc toàn bộ. 

Block tim gồm các mức độ như block tim độ 1,2,3 hay block tim nhánh. Và tùy thuộc vào mỗi mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị block tim hiệu quả.

2.1. Nguyên nhân gây block tim:

 Có nhiều nguyên nhân gây block tim 

Block tim bẩm sinh bị gây ra do một số nguyên nhân như: 

- Bệnh tự miễn: Mẹ bị Lupus ban đỏ.

- Bẩm sinh bị khuyết tật tim. 

Nguyên nhân gây ra block tim thứ phát: 

- Một số thay đổi trong gen. 

- Ảnh hưởng tới hệ thống tim sau phẫu thuật. 

- Sẹo cơ tim do tổn thương từ nhồi máu cơ tim. 

- Một số vấn đề về tim mạch như viêm cơ tim, suy tim hay tắc động mạch vành. 

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc. 

2.2. Cách điều trị block tim: 

 Tùy vào mức độ mà có các cách điều trị khác nhau

Block tim độ 1: Mức độ block tim này nhẹ nên chỉ cần khám và theo dõi định kỳ.

Block tim độ 2: Đặt máy tạo nhịp tim ở vùng bụng hoặc ngực để thiết bị tạo xung điện giúp điều khiển nhịp tim đập bình thường. 

Block tim độ 3: Trong một số trường hợp người bị block tim độ 3 bẩm sinh không cần đặt máy tạo nhịp tim trong suốt nhiều năm cuộc đời nhưng phần lớn cần đặt máy để tránh đột quỵ và nhồi máu cơ tim. 

Block nhánh: Thông thường block nhánh không gây triệu chứng và cũng không cần quá lo lắng nếu mắc phải nhưng nếu mắc kèm thêm các bệnh về tim như tăng huyết áp thì cần tiến hành điều trị. Nếu đã bị block nhánh lại còn kèm theo nhồi máu cơ tim thì cần tiến hành liệu pháp tưới máu bằng thuốc chống đông như streptokinase để hòa tan máu đông và phục hồi lưu thông máu qua động mạch. Tuy vậy, loại thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu vì lý do đó người bệnh cần xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra. 

Thai nhi có nguy cơ mắc block tim nếu mẹ bỉm sữa có bệnh tự miễn. Trong trường hợp này, mẹ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ tiến triển bệnh ở bé. 

Có một số trường hợp block tim do thuốc thì bạn nên đổi liều hoặc đổi thuốc để giúp bệnh thuyên giảm. Và ghi nhớ trước khi đổi luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Đôi khi block tim thứ phát do một số bệnh lý khác gây ra có thể biến mất nếu căn nguyên của bệnh được giải quyết. 

 

Trên đây là một số cách điều trị block nhĩ thất và block tim bạn có thể tham khảo. Mong rằng bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh!

Bạn đang đọc bài viết "Tìm hiểu về cách điều trị bệnh block nhĩ thất và block tim" tại chuyên mục Sức khỏe - Y tế.

Đọc thêm những thông tin liên quan trên https://suckhoevasacdep.com.vn/

 

Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục