Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.
Tính đến 9h00 ngày 5/10/2020, theo thống kê của worldometers.info:
*Thế giới: 35.389.672 người mắc; 1.041.543 người tử vong, 26.614.877 người khỏi bệnh.
215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Việt Nam đứng thứ 165 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 7/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
* Việt Nam: 1096 ca mắc COVID-19
Trong đó:
- Số ca điều trị khỏi: 1020 ca.
- Số ca tử vong: 35 ca
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay |
Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng |
Số TH đang được cách ly tập trung |
Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế |
405 |
691 |
11.814 |
4.549 |
1. Tính đến 9h ngày 5/10: Việt Nam có tổng cộng 405 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
+ Từ 18h ngày 4/10 – 6h sáng 5/10: ghi nhận 0 ca mắc mới.
2. Số ca bình phục trong 24h qua: 0 ca
3. Số ca tử vong tới nay: 35 ca
4. Số ca tiến triển tốt:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 1 ca.
- Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 2 ca.
-Số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2: 4 ca
5. Số người cách ly: 16.363 người
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 263 người
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.551 người
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 4.549 người
6. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 405 ca
7. Số ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca
8. Nhận xét:
- Đến 9h sáng ngày 5/10, toàn thế giới đã có hơn 35,3 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 1 triệu người đã tử vong, dịch bệnh đã xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện đã có hơn 26,6 triệu người khỏi bệnh.
Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (74.767 ca), Mỹ (30.964 ca) và Pháp (12.565 ca); Ấn Độ dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 902 ca), tiếp theo là Brazil (341 ca) và Mỹ (314 ca).
- Tại Việt Nam, trong 1 ngày qua không ghi nhận ca mắc mới, đã có 1020 người được công bố khỏi bệnh. Tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã 48 ngày Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng. Tại Việt Nam đã 33 ngày liên tiếp không có ca mắc mới tại cộng đồng. Mặc dù đã cơ bản kiểm soát các ổ dịch, tuy nhiên tại các đô thị lớn, mật độ dân cư cao, nguy cơ lây nhiễm vẫn còn, tại nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là của người dân đối với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang khi ra ngoài, tụ tập ăn uống, vui chơi đông người…
*Về công tác chỉ đạo, điều hành
Theo nhận định của Bộ Y tế, Việt Nam tiếp tục thực hiện đón những chuyến bay đưa công dân về nước, đồng thời từng bước nối lại các chuyến bay thương mại, vì vậy, bên cạnh việc tích cực phòng chống dịch, kiểm soát và cách ly người có nguy cơ, người nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt những người Việt Nam, người nước ngoài đến từ vùng dịch…
Bộ Y tế yêu cầu người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời có hình thức phân luồng ưu tiên đối người đến khám, điều trị, thực hiện việc cài đặt và bật ứng dụng truy vết. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký lịch khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, khám bệnh từ xa.
Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân tại bệnh viện và các biện pháp đảm bảo an toàn cho các đối tượng có nguy cơ cao là người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người khuyết tật... Hạn chế người nhà đến thăm, chăm sóc người bệnh; trường hợp cần thiết thì phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch cá nhân theo quy định của Bộ Y tế. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, đáp ứng với tình huống dịch bệnh. Chuẩn bị kỹ lưỡng kịch bản cho tình huống xấu; tổ chức diễn tập cho các tình huống.
Tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà đến thăm, chăm sóc đều phải thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết COVID-19, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.
Các đơn vị y tế dự phòng thực hiện nghiêm việc kiếm dịch y tế tại các cửa khẩu, yêu cầu tất cả người nhập cảnh bắt buộc phải khai báo y tế; khuyến cáo mạnh mẽ việc cài đặt ứng dụng Bluezone phục vụ truy vết nhanh; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức phân loại các trường hợp phải cách ly phù hợp theo quy định ngay tại cửa khẩu.
* Về công tác điều trị, xét nghiệm:
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 1.020 bệnh nhân COVID-19/1.096 ca mắc. Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 1 ca; có 2 ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 và 4 ca âm tính lần 3 với SARS CoV-2.
Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.