Ca viêm màng não kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ
Một ca bệnh viêm màng não kháng thuốc ở trẻ nhỏ tại Bệnh viện Nhi Trung ương ở Washington, D.C., Hoa Kỳ mới đây làm dấy lên sự lo ngại về khả năng kháng thuốc ở một loại vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh này, và các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể thay đổi quy trình trong phòng thí nghiệm và lâm sàng trên toàn thế giới.
Cơ chế đề kháng kháng sinh.
Thông thường, khi các bác sĩ nghi ngờ trẻ bị viêm màng não, họ thường cho trẻ dùng kháng sinh phổ rộng ceftriaxone, có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh hơn. Khi các vi sinh vật gây viêm màng não được xác định thông qua xét nghiệm, penicillin hoặc ampicillin sẽ được sử dụng. Những người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng được dùng ciprofloxacin để phòng ngừa.
Trong trường hợp này, một em bé 5 tháng tuổi được đưa vào viện cấp cứu sau sáu ngày sốt và khó thở. Bệnh viêm màng não của bé này có chứa một loại enzyme đặc biệt làm cho vi khuẩn kháng lại kháng sinh penicillin, ampicilin, và cả ciprofloxacin. Bệnh viện đã gửi các mẫu vi khuẩn kháng thuốc đến một số cơ quan y tế, bao gồm cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, để so sánh với các mẫu khác.
Báo động tình trạng kháng kháng sinh
Kết quả cho thấy, những vi khuẩn này không đáp ứng với các loại thuốc kháng sinh mà chúng ta thường sử dụng cho bệnh này, vì vậy hoàn toàn có khả năng bệnh nhiễm trùng do chúng gây ra có thể không được điều trị đúng cách nếu các bác sĩ sử dụng phương pháp tiêu chuẩn. Đồng tác giả TS. Gillian Taormina cho biết.
Taormina cho biết tình trạng của em bé được cải thiện sau bảy ngày dùng ceftriaxone. Người thân và những người tiếp xúc khác đã được điều trị bằng kháng sinh rifampin.
Mặc dù trường hợp này có tiên lượng tốt, nhưng nó nhấn mạnh mối đe dọa ngày càng lớn về tình trạng kháng kháng sinh trong các bệnh nhiễm trùng viêm màng não khác.
Taormina và đồng tác giả Joseph Campos cho biết, việc ngày càng có nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bác sĩ bệnh truyền nhiễm và phòng thí nghiệm vi sinh.
Hà Phương
(Theo Drugs 8/2020)