Năm 1994 các khoa học gia đã tìm thấy 71 giống rệp khác nhau có vỏ mềm và cứng bám trên lan, trong đó rệp sáp thuộc loại rệp mềm là giống khó trị và tàn phái nặng nề nhất cho cây lan. Năm 1869 khoa học gia Victor Antoine Signoret đã tìm thấy loại rệp sáp ở vườn lan Jardin du Luxembourg tại Pháp. Năm 1942 Richard Bohard đã nghiên cứu tường tận về loại rệp này mặc dù trong bao nhiêu năm trước nó đã phá hoại hoa lan rất tàn độc mà chưa từng được chú ý.
Trong thời điểm này loại rệp này chỉ xuất hiện ở Châu Mỹ, và sau đó nó đã bị lan truyền ra khắp thế giới vào khoẳng thế kí 19. Rệp sáp hút nhựa cây và nhả ra những chất kịch độc gây hại cho cây, làm cho lan mất dần sức sống, còi cọc và chết dần. chỉ cần 1 con rệp cũng đủ để sinh sôi nảy nở và làm hại cây trong 1 thời gian ngắn.
Chắc hẳn những người chơi lan tài tử không 1 ai chưa từng là nạn nhân của loại côn trùng quái ác là giống rệp sáp này và chính trong số đó cũng có cả bản thân tôi. Gia đình tôi có vườn lan gần 2000 cây nhưng trong khoảng gần 2 năm đã bị bỏ rơi không có người săn sóc từ khi tiên nội qua đời vì chứng ung thư. Chúng tôi chỉ chăm sóc cây qua hệ thống tưới nước và bón phân tự động mà không hề ngó ngàng đến những sâu bệnh mà cây đang bị mắc phải. Khi quan sát thì hầu như 90% vườn lan đã bị giống rệp sáp phá hại nặng nề, cây đã bị úa vàng và dần mất đi hết sức sống. Rệp bám đầy ở những cây cattleya, Vanda, Dendro nhưng hầu như nó không ưa thích mấy loại giống Paphiopedilum hay Phragmipedilum, mà nó lại gây hại nhất là cho lan cymbidium, Oncidium, hay những cây có bẹ lá. với sức tàn phá ghê gớm của loại rệp này, hàng trăm cây lan quý trong vườn lan gần chục năm của gia đình tôi đã phải vứt bỏ hoàn toàn không còn cơ hội cứu chữa. Số lan còn lại tôi đã cắt bỏ lá, bóc bẹ rồi ngâm vào dung dịch Malathion mà vẫn không có tiến triển là mấy. Sau đó tôi sử dụng orthene để diệt trừ nó với liều lượng 7-8 lần cách 2 tuần lễ, quá với mức chỉ định cho phép nên dùng là 4 lần cách nhau 2 tuần mà vẫn không thể tận diệt được chúng.
Mặc dù sau nhiều lần thử nghiệm với những cách chữa trị khác nhau nhưng thi thoảng vẫn còn rệp bám trên lá cây, gây hại cho cây, đặc biệt rệp đã chết nhưng nọc độc của nó vẫn có thể làm cho cây vàng lá như giống lan Coelogyne mooreana(Thanh Đạm Tuyết Ngọc)
Theo tiến sĩ Paul J.Jonhson cho biết, đời sống của rệp sáp chỉ có khoảng 50 ngày. Rệp mẹ để trứng rồi chết, các trứng được bao bọc trong lớp vỏ, các loại thuốc diệt côn trùng khó có thể xâm nhập vào được. Vì vậy trông khoảng 1 tuần trứng đã có thể nở thành rệp con, và khoảng 3-4 tuần phát triển rệp con đã có thể đẻ trứng tiếp tục sinh sôi nảy nở. Chúng có thể di chuyển từ cây này sang cây khác qua đường các lá hoặc do gió thổi mang chúng đi khắp nơi, gây hại nghiêm trọng cho lan.
Rệp có thể sinh sôi nảy nở ở bất kì chỗ nào, có thể ở lá, bẹ lá hay rễ cây thậm chí là các vật liệu trồng lan. Đối với các loại thuốc diệt côn trùng thông thường không thể diệt trừ tận gốc các loại rệp cũng như không thể làm hại được những ấu trùng rệp nằm ở trong vỏ bọc.
Nếu rệp sáp chỉ xuất hiện trong phạm vi nhỏ thì vẫn có thể tách riêng vùng bị bệnh mà chữa trị đều đặn là được. Còn với diện rộng thì không có cách nào để diệt trừ hoàn toàn các loại rệp gây bệnh trong vòng 3-4 tháng.
Theo các khoa hoc gia có 4 cách chăm sóc hoa lan để diệt trừ rệp sáp.
1. Có thể dùng sâu bọ ăn rệp để diệt trừ chúng như Ladybugs, ong, tò vò… nhưng đây cũng không phải là cách dễ kiểm soát vì rệp sinh sản rất nhanh chóng.
2. Có thể dùng các chất như dầu ăn, cồn hay xà phòng… nhưng nếu dùng quá nhiều nó cũng có thể làm cho cây vàng úa và rụng lá.
3. Dùng chất hóa học để diệt trừ rệp nhưng dùng quá nhiều lần có thể rệp sẽ bị nhờn thuốc tuy nhiên thuốc có các chất độc sẽ ảnh hưởng đên con người.
4. Có thể dùng những loại thuốc chứa chất hữu cơ như Neem Oil…
5. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc diệt côn trùng, nhưng nó chỉ có tác dụng tốt đối với các loại rệp khác nhưu rệp xanh, rệp bông…
Cách tận diệt rệp sáp:
1. Loại bỏ hoàn toàn những cây đã bị nhiễm độc quá nặng
2. Cắt bỏ, khử trùng các lá, củ hay thân cây đã bị nhiễm nặng nhằm loại bỏ nơi ở của rệp sinh sống và phát triển
3. Loại bỏ các vỏ bọc thân cây làm cho rệp không còn nơi trú ẩn
4. Chà sát thuốc diệt côn trùng vào những hang ổ của rệp bằng bàn chái đánh răng
5. Dùng những chất chứa dầu như Neem oil, Volck Oil…phun cho lan nhăm flamf cho rệp chết ngạt và làm ung thối các trứng ngăn chặn sự sinh sôi của rệp.
Neem oil Volck oil Year Round Spray oil
Nên phun thuốc vào những chiều muộn hay sáng sớm, tránh phun vào những thời điểm có ánh nắng trực tiếp hay nắng nóng 37-38*C. Phun toàn bộ cây lan, không để hở mọi ngóc ngách nào để rệp không thể sinh sống. Nếu cây đã bị nhiễm bệnh nên mang ra khỏi chậu,phun diệt tận gốc rễ và trồng lại vào khu đất mới với những giá thể mới. Có thể cách 1 tuần phun lại 1 lân, mỗi lần phun 4-5 lượt phòng trừ những chỗ thuốc có thể chưa đến nơi.
Hy vọng khi đọc xong bài này các bạn sẽ chăm sóc cho vườn hoa lan tránh được sâu bọ tấn công tốt hơn!