Hoa lay ơn là loại hoa quen thuộc trong đời sống của người Việt, nhưng ý nghĩa của loài hoa này thì ít người biết. Hãy cùng xem ý nghĩa hoa lay ơn trong phong thủy, tình yêu và ngày Tết như thế nào qua bài viết dưới đây!
- Đặc điểm của cây hoa lay ơn
Hoa lay ơn hay còn gọi là hoa day ơn có tên khoa học là Gladiolus. Có khoảng 260 loài và 10.000 giống, loài hoa này có tất cả các màu sắc như màu da cam, đỏ, xanh phấn, màu hồng, màu vàng. Hoa nở trên một cành cây dài từ 40 – 80cm và rất lâu tàn vì thế luôn được lựa chọn trong các dịp trọng đại và Tết Nguyên đán.
Hoa day ơn có nguồn gốc bắt đầu từ châu Phi, châu Á. Đến giữa những năm 1739 và 1745 chúng được biết tới ở châu Âu qua sự giới thiệu của khách du lịch, thương mại ở Ấn Độ.
Thân cây tròn, không có nhánh, có thớ sợi. Lá màu xanh bóng, cứng, lá nhỏ hình lưỡi kiếm xếp thành 2 dãy so le nhau. Hoa lay ơn có hình phễu, gắn nhị ở đáy, mọc thành chuỗi, nở từ dưới lên trên. Mỗi bông hoa có 5 cánh mỏng, xếp đối chồng lên nhau. Quả của hoa lay ơn có hình bầu dục thuôn dài, bên trong chứa nhiều hạt màu nâu, nứt theo chiều dọc. Củ của hoa lay ơn mọc theo chùm, củ lớn có đường kính là 3,5 – 4cm, dưới củ lớn có 4-5 củ nhỡ đường kính khoảng 1,5 – 2,5cm. Các củ này đều có thể nhân giống được.
Truyền thuyết về hoa lay ơn
Một vùng đất nọ bị xâm chiếm, quân xâm lược đã ra lệnh giết hết dân làng chỉ giữ lại những người đàn ông khỏe mạnh. Mục đích của chúng là để đào tạo và đưa ra chiến trường để họ tự giết nhau làm trò mua vui cho chúng. Hai chàng trai khỏe mạnh là Teerret và Xép được chọn và áp giải về vương quốc của bọn chúng mà không hề hay biết mục đích của chúng.
Họ được đào tạo thành hai chiến sĩ dũng mạnh và trở thành tay kiếm cừ khôi và nuôi hy vọng sẽ giết được tên vua xấu xa, giành lại quê hương.
Cho tới một ngày, hai cô con gái xinh đẹp của tên vua kia đến thông báo ngày mà 2 chàng sẽ ra đấu trường. Hai cô gái này cũng đã cảm mến hai chàng trai và khích lệ tinh thần cho họ và dặn nếu ai thắng sẽ được tự do, còn người kia sẽ phải chết.
Cuối cùng, ngày ra đấu trường cũng đến, cả hai chàng được đưa lên võ đài đều chật kín người xem, và có cả 2 người con gái thầm yêu họ. Trong tiếng reo hò, hai chàng buộc phải rút gươm nhưng họ nhìn nhau bối rối vì tình đồng hương. Cả hai giơ kiếm lên trời, lúc đó anh nghe thấy tiếng mẹ của mình “hãy làm theo trái tim mình”‘. Lập tức Teeret nói to “dù các người có lớn mạnh nhưng sẽ không bao giờ biến ta thành nô lệ, thành kẻ mua vui cho các người”, nói rồi anh tự đâm mình, buông đao cắm xuống đất. Xét cũng làm tương tự.
Xác của hai chàng được đưa ra ngoài, hai thanh kiếm của hai chàng liên tục kêu leng keng và bỗng mọc lên những bông hoa tươi màu đỏ, thân thẳng xanh mướt. Từ đó loài hoa này xuất hiện và tượng trưng cho chính nghĩa, tình yêu, trượng nghĩa.
Ý nghĩa hoa lay ơn
Ý nghĩa hoa lay ơn rất đa dạng thể hiện qua từng màu sắc ví dụ như:
Màu đỏ thể hiện tình yêu và sự đam mê
Màu trắng thể hiện sự thanh khiết
Màu vàng thể hiện sự vui vẻ, từ bi
Màu hồng thẫm thể hiện sự xin lỗi
Màu hồng phớt thể hiện sự ngưỡng mộ
Màu cam thể hiện tình yêu nồng cháy
Với nhiều quốc gia loài hoa này được xem là hoa của các đấu sĩ bởi lá, cành của nó giống như lưỡi kiếm, thậm chí một số nơi gọi nó là thoa thanh kiếm. Nhưng ý nghĩa được nhiều người biết đến nhất là tượng trưng cho danh dự, sự ghi nhớ. Nó cũng là biểu tượng của sức mạnh cá tính, trung thành, chân thành và vẹn toàn, không bao giờ bỏ cuộc.
Riêng ở Việt Nam, hoa lay ơn được xem là loài hoa mang lại vượng tài cho gia chủ. Nó được gọi là lan kiếm có ý nghĩa về mặt phong thủy rất lớn với tác dụng trừ tà, xua đuổi điềm xấu, mang đến may mắn.
Cách trang trí hoa lay ơn đẹp ngày Tết
Với hình dáng dài, nhiều hoa tạo thành chuỗi hoa hat ớn thường được cắt cành cắm lọ lục bình gốm hoặc thủy tinh tạo vẻ thanh thoát, sang trọng. Hoa có thể được cắm phối hợp với nhiều loại khác dùng để trưng bàn tiếp khách, ban thờ, bàn ăn,…đem lại không khí tràn đầy sức sống. Bạn cũng có thể trồng vào chậu trang trí cửa nhà.
Cách trồng và chăm sóc hoa lay ơn dịp Tết
Để hoa lay ơn được tươi lâu và đẹp nhất bạn cần chú ý một số điểm sau:
Ánh sáng: Đây là loài hoa ưa ánh sáng khuếch tán, vì thế nên trưng ở nơi thông thoáng, ánh sáng vừa phải.
Nhiệt độ: Thích hợp nhất là từ 18 – 25 độ C, mát mẻ,
Khi cắm vào lọ nên cắt vát chéo cành, chọn độ dài phù hợp tùy theo chiều cao của lọ. Trước khi cắm bên dùng lửa hơ se cuống để cuống đỡ bị thối, hoa được bền lâu hơn. Để tránh vi khuẩn xâm nhập, thối cuống cần phải thay nước hàng ngày. Cho thêm 1 viên B1 để hoa được tươi lâu hơn.
Nếu trồng ở đất bạn nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt. Độ pH phù hợp nhất là từ 6 – 6,5, tưới nước vừa phải. Sau khi chơi xong, sau Tết có thể cắt cành, lưu giữ củ để khô ráo trong tủ đá rồi đem trồng vào tháng 8 – 11.
Quy trình trồng hoa lay ơn kì công tại Đà Lạt
Hoa lay ơn ở Đà Lạt được gọi tắt là Dơn. Nhờ kỹ thuật lai ghép tìa tình, đối bàn tay khéo léo của người làm vườn mà hàng trăm màu sắc của Dơn đã thu hút người chơi hoa. Đến Đà Lạt bạn có thể bắt gặp loài hoa này ở tất cả các nhà vườn. Để có được hoa đẹp, cành dài, mẩy và to là cả một sự kỳ công của người làm vườn.
Theo đó, người ta phải chọn hạt giống ngay từ những bụi hoa tốt nhất của lần trước. Sau lượt gieo lần thứ nhất, cây lớn rồi tàn lụi, họ sẽ đào lấy củ, vặt sạch rễ, lớp lá khô rồi đem đi phơi héo.
Sau đó đem trồng lần thứ hai, cũng tương tự các công đoạn như trên. Và cuối cùng là lần thứ 3, lần này cây sẽ trổ bông to, đẹp, sắc thắm đượm, cành dày.
Với những ý nghĩa hoa lay ơn sâu sắc trên, đây là loài hoa được yêu thích mỗi độ Tết đến xuân về. Những kiến thức trên sẽ giúp mọi người hiểu thêm về loại hoa này!