Suy giảm trí nhớ ở người trẻ

29/07/2020 16:43

Chứng đãng trí ở người trẻ đang tăng cao, đừng để tình trạng quá nặng rồi mới lo chữa trị

Triệu chứng nhận biết

- Định làm/ nói gì đó nhưng quên khuấy đi mất.

- Người khác nhờ làm việc gì nhưng thường quên bén đi.

- Muốn nói câu gì nhưng không tìm được từ để diễn tả hoặc dùng không đúng từ phù hợp.

- Quên vị trí đồ vật hàng ngày.

- Quên những việc lặt vặt như quên tắt bếp, quên khóa cửa, quên tắt đèn, đi tắm quên mang khăn...

Chứng đãng trí ở người trẻ có nguy hiểm không?

Nhiều người cho rằng, suy giảm trí nhớ là căn bệnh chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ước tính, từ 25 tuổi trở đi, sẽ có khoảng 3000 tế bào não chết đi mỗi ngày. Bên cạnh đó, sự thoái hóa của cầu nối thần kinh – nơi dẫn truyền giữa các tế bào cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ.

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi không những ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống mà bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ khi về già. Có khoảng 50% số người bị suy giảm trí nhớ chuyển thành sa sút trí thuệ nghiêm trọng trong 3 năm sau đó. Cùng với sự thoái hóa của hệ thần kinh, những áp lực trong cuộc sống, thói quen, lối sống thiếu lành mạnh cũng khiến bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ càng phổ biến và nguy hiểm hơn. Đây cũng được xem là tiền đề dẫn đến các chứng bệnh như: thoái hóa thần kinh, giảm sự nhạy bén trong tư duy, giảm chất lượng cuộc sống, khả năng làm việc và học tập của người bệnh.

Về lâu dài, tình trạng suy giảm trí nhớ dễ trở nên nặng nề hơn, người bệnh có nguy cơ bị teo não, mất trí nhớ nếu không được chữa trị hiệu quả và kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

- Trầm cảm và căng thẳng (stress) kéo dài

Cuộc sống nhiều căng thẳng, công việc bề bộn, áp lực học hành, môi trường ô nhiễm, thiếu ngủ thường xuyên,….đều dễ dẫn đến stress. Căng thẳng khiến cho người ta dễ mất tập trung bởi nó tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức ở não, làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. Do đó, nếu cuộc sống của bạn có quá nhiều căng thẳng, lo âu thì hãy nghỉ ngơi, thư giãn để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung này.

- Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên

Ngủ đủ giấc đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, nó giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và đào thải độc tố. Khi ngủ, các thông tin sẽ được lưu trữ và chuyển đến vỏ não trước trán (là nơi lưu trữ ký ức). Nếu không ngủ đủ giấc, những ký ức sẽ khó khan để di chuyển về phía vỏ não trước trán, gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn, mau quên.

Thông thường, thời gian ngủ trung bình là 7-8 tiếng/ đêm. Tùy theo nhu cầu mỗi người mà thời gian ngủ có thể ít hoặc nhiều hơn. Quan trọng là chất lượng của giấc ngủ, ảnh hưởng bởi các yếu tố như: đủ giờ, đủ sâu, sang dậy tỉnh táo, không mệt mỏi,… Mất ngủ lâu ngày dẫn đến trầm cảm, dễ cáu gắt, không tập trung, suy giảm trí nhớ, hay quên.

Nếu, muốn có một giấc ngủ ngon, chúng ta nên loại bỏ những áp lực, căng thẳng, bộn bề trong cuộc sống; Ăn uống và vận động khoa học; Không dùng chất kích thích như: rượu, bia, chè đặc, cà phê, thuốc lá,…

Ngủ đủ giấc giúp não bộ được phục hồi, căng thẳng và stress cũng được giải tỏa phần nào, nguy cơ bị tổn thương não, đột quỵ cũng giảm đi.

- Dinh dưỡng không đầy đủ

Não bộ sẽ hoạt động tốt nhất nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu máu hay thiếu sắt gây nên các biểu hiện như: Hoa mắt, chóng mặt, xanh xao,....dễ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

Thiếu hụt Vitamin B1 cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Do nó có tác dụng duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, tham gia vào quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác động đến: Tâm trạng, trí nhớ và suy nghĩ của con người. Khi thiếu hụt loại Vitamin này sẽ gây ra hội chứng Wernike – Korsakoff – một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hoặc dài hạn.

- Lối sống không ngăn nắp, thiếu gọn gàng cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới chứng hay quên.

- Quá phụ thuộc vào công nghệ, lười động não, lười ghi nhớ. Thay vào đó là lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ như: điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính...

Những việc nên làm

- Tăng cường đọc sách là cách rèn luyện trí nhớ tốt nhất, chơi các trò chơi trí tuệ như: Ô chữ, cờ tướng, cờ vua, học ngoại ngữ,…. cũng là biện pháp để cải thiện sức khỏe não bộ.

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập yoga,…giúp hạn chế stress, thúc đẩy tuần hoàn, tăng cường ôxy và dinh dưỡng cho não.

- Dành ra thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, thực hiện các hoạt động ưa thích để cân bằng cuộc sống giúp hạn chế căng thẳng, trầm cảm.

- Kết hợp chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt, đạm và nguyên tố vi lượng để ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào não. Bổ sung vào khẩu phần ăn một số thực phẩm như: óc lợn, trứng chim bồ câu, trứng cút, các loại quả mọng, cá hồi, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, cherry, kiwi, gấc,… giúp cải thiện bệnh đãng trí, rất tốt cho người trẻ bị suy giảm trí nhớ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện trí nhớ, tang cường hoạt động hệ thần kinh mà không gây tác dụng phụ, không bị lệ thuộc thuốc khi sử dụng. Trên thực tế, có rất nhiều người trẻ bị suy giảm trí nhớ đã cải thiện được tình trạng đãng trí, hay quên, năng suất học tập và làm việc tăng rõ rệt. Sản phẩm chứa thành phần chính là cao Thông đất kết hợp với các dược liệu quý khác như Đinh Lăng, Trạch Tả, Bạch Phục Linh, Nattokinase,… tác động lên cả nguyên nhân và triệu chứng của hiện tượng suy giảm trí nhớ, tạo nên một bước đột phá trong việc nâng cao sức khỏe thần kinh cho người trẻ.

Giải quyết các nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ phổ biến nhất kể trên là bước đầu tiên để giảm cải thiện bệnh lý này. Ngoài ra, để tăng cường hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ hiệu quả, đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính là cao Thông Đất mỗi ngày, bạn nhé!

Thùy Trang
Nguồn Theo Văn Hiến

Bạn đang đọc bài viết "Suy giảm trí nhớ ở người trẻ" tại chuyên mục Thực phẩm chức năng.

Đọc thêm những thông tin liên quan trên https://suckhoevasacdep.com.vn/

 

Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục